N2O còn gọi là khí cười bởi nó có thể gây cảm giác hưng cảm
(euphoria); Khi Beddoes đầu tiên chế tạo thiết bị thở NO2 vào năm 1794 để chữa
các bệnh phổi thì tình cờ người ta phát hiện có tính chất gây phấn chấn và muốn
cười. Do đó khí này được gọi là laughing gas
N2O là một chất khí khi được hô hấp làm giảm cảm giác đau
nhưng vẫn duy trì tri giác và duy trì sự đối thoại (và sự hợp tác) của cán bộ y
tế với bệnh nhân nên N2O là biện pháp vô cảm phổ biến nhất trong nha khoa - có
thể bảo bệnh nhân há miệng ra để nhổ răng chẳng hạn. Áp dụng tính chất gây vô cảm
N2O đầu tiên được ông Well (Nha sĩ) của bang Connecticut Hoa kì ứng dụng trong
thực tế và đây là trường hợp vô cảm bằng phương pháp hiện đại đầu tiên trên thế
giới
Khí nitrous oxide (N2O) là loại khí không màu, có tác dụng
giảm đau, vị ngọt nhẹ. Chất này có thể gây tê, mê toàn thân nhưng không mất tri
giác. N2O được sử dụng để tăng năng suất động cơ xe, ngoài ra nó còn được dùng
như chất oxi hóa trong tên lửa. Khí cười có thể điều chế một cách dễ dàng ở
phòng thí nghiệm, tuy nhiên việc điều chế nó cần tuân theo nguyên tắc đảm bảo
an toàn cho chính bản thân mình.
Joseph Priestley lần đầu tiên điều chế ra nitrous oxide năm
1772 khi thu khí tạo thành từ việc tưới axit nitric lên mạt sắt. Tuy nhiên ta
có thể dễ dàng điều chế khí cười bằng phương pháp Humphry Davy: nhiệt phân nhẹ
ammonium nitrate để tạo thành nitrous oxide và hơi nước:
NH4NO3 (s) → 2 H2O (g) + N2O (g)
Mấu chốt là nhiệt độ quá trình nhiệt phân chỉ được nằm trong
khoảng 170°C and 240°C, vì ở nhiệt độ cao hơn NH4NO3 có thể gây nổ. Khí sản phẩm
được làm lạnh bằng cách dẫn qua nước và thu lại bằng phương pháp đẩy nước. Sản
phẩm thu được sẽ có lẫn các oxit nitơ khác gồm nitric oxide (NO)
N2O tác động lên các tế bào GABA (Gamma Aminobutyric Acid)
có chức năng kìm hãm những tế bào thần kinh gây buồn ngủ. Trong thời gian đó,
chất khí này cũng đồng thời can thiệp vào quá trình sản sinh ra các tế bào liên
lạc thần kinh nội sinh (neurotransmitter) như opioid peptide và serotonin – một
loại hormone có khả năng tạo ra cảm giác hưng phấn và hạnh phúc. Chính việc giải
phóng các neurotransmitter đã kìm hãm sự phát ra cảm giác đau đớn trong não và
kích hoạt khả năng giảm đau.