[giaban]Tư vấn[/giaban]
[tomtat]
[/tomtat]
[kythuat]
Căn bệnh này gây tổn thương lợi, các dây chằng quanh răng,
xương ổ răng và xương hàm. Nó có thể gây đau, hôi miệng, thậm chí dẫn đến mất
răng, ảnh hưởng xấu đến việc tiêu hóa, phát âm và thẩm mỹ. Các nghiên cứu gần
đây cho thấy, hơn 90% dân số Việt Nam bị viêm quanh răng.
Bệnh quanh răng (hay còn gọi là bệnh nha chu) có các nguyên
nhân sau:
- Yếu tố bên ngoài: Bao gồm mảng bám và cao răng. Mảng bám
răng là một màng mềm phủ lên mặt răng và lợi, chứa các loại vi khuẩn; nguy hiểm
hơn cả là vi khuẩn kỵ khí gram âm và xoắn khuẩn (chúng gây các tổn thương ở lợi
và quanh răng). Ngoài ra, các yếu tố như chấn thương khớp cắn, răng mọc lệch…
cũng góp phần làm cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm.
- Yếu tố bên trong: Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin (đặc biệt
là vitamin C); thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, thai nghén và cho con bú,
có các bệnh toàn thân như bệnh nội tiết, bệnh máu; sức đề kháng yếu.
Bệnh quanh răng bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh
răng và teo vùng quanh răng. Trong đó, viêm lợi và viêm quanh răng là 2 chứng
bệnh quan trọng nhất.
Ở chứng viêm lợi, tình trạng viêm chỉ xảy ra trên bề mặt lợi,
không lan sâu xuống rãnh lợi và khe quanh răng. Bệnh có thể làm tổn thương nhú
lợi, bờ lợi và lợi dính; ở người bị phì đại lợi, nó tạo thành túi lợi giả. Biểu
hiện chủ yếu của viêm lợi là chảy máu khi chải răng, khi ăn thức ăn cứng hoặc
khi xỉa răng, soi gương thấy lợi đỏ, sưng. Nếu không được chữa kịp thời, bệnh sẽ
trở thành mạn tính và chuyển thành viêm quanh răng.
Ở chứng viêm quanh răng, tổn thương từ lợi lan sang các phần
khác như các dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Hậu quả là răng
lung lay rồi rụng. Triệu chứng viêm quanh răng cũng tương tự như viêm lợi, cộng
thêm một số dấu hiệu khác như hôi miệng, ấn vuốt lợi từ dưới chân răng lên thấy
có mủ, răng dài và thưa, lung lay, ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn.
Phần lớn các trường hợp viêm lợi và viêm quanh răng đều ở thể
mạn tính, kéo dài và tái phát từng đợt khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút
Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu nào chữa trị bệnh
quanh răng. Việc chữa trị là một quy trình phức hợp bao gồm điều trị tại chỗ và
toàn thân, điều trị khởi đầu và duy trì, điều trị bảo tồn và phẫu thuật… Để việc
chữa trị có hiệu quả, điều kiện quan trọng đầu tiên là phát hiện bệnh sớm. Các
bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:
Kháng sinh dùng toàn thân (uống hoặc tiêm, tùy theo thể bệnh
và giai đoạn bệnh) như tétracycline, penicilline, docyxycline, amoxicycline,
metronidazol…
Kháng sinh dùng tại chỗ : Sợi tetracycline (đưa vào túi
quanh răng) hoặc kháng sinh dạng gel (bôi). Có thể phối hợp kháng sinh dạng gel
với dung dịch nước súc miệng.
PGS. Đỗ Quang Trung (SKĐS)
[/kythuat]
[/kythuat]