Tiếp đón BN:
Chào hỏi, mời bệnh
nhân vào ghế răng.
Câu hỏi ( được nhiều nha sĩ khuyên dùng)
Anh hay chị đến kiểm tra răng miệng hay có vấn đề gì đặc biệt về răng?
Câu trả lời từ phía người đến khám sẽ dễ dàng cởi mở những triệu chứng mà khách hàng muốn bày tỏ.
A. Cần khai thác
hai loại triệu chứng sau:
1. Cơ năng ( Bs hỏi- Bệnh nhân kể bệnh)
- Bác (cô, chú…) lý
do bị sao phải đi khám răng.
Bác đau răng nào? Đau
vùng lợi nào? Nếu có bị đau khớp thái dương hàm thì đau bên nào?
- Hỏi thời gian của
đau: Đã bị đau bao lâu? Mấy ngày, mấy tuần, hay mấy tháng…
- Tính chất của
đau: đau thành cơn hay liên tục. Mỗi ngày mấy cơn đau? Mỗi cơn đau kéo dài bao
lâu, mấy phút/ giờ?
- Đau khi bị kích
thích: Ăn nhai? Đau khi ăn nóng lạnh? Đau khi ăn chua ngọt?
- Khi hết kích
thích có hết đau ngay không, hay vẫn đau kéo dài.
Khi đang ngồi bình thường (không ăn gì) hoặc ngồi chơi thì tự
nhiên có xuất hiện cơn đau không? Đêm ngủ có bị xuất hiện cơn đau không.
- Nghiến răng có
đau không?
- Hỏi xem BN có thấy
lỗ sâu không.
- Lợi có đau không,
vùng nào.
- Chải răng có chảy
máu không, có chảy máu tự nhiên không (chảy ban đêm, chảy khi ăn nhai, chíp miệng…)
2. Khám (Bác sĩ phát hiện các triệu chứng khi khám trên BN)
Nhìn – Thăm dò bằng dụng cụ - Gõ răng – Thử tủy- X quang.
2.1. Nhìn:
- Màu sắc của răng:
Răng bị bệnh có bị đổi màu không, màu gì (so với răng bên cạnh). Đổi màu ở lỗ
sâu hay ở toàn bộ răng?
- Răng có bị vỡ mẻ,
- Lợi có chảy máu,
có phù nề phì đại.
- Màu sắc của lợi:
màu lợi bình thường hồng nhạt, bệnh lý có thể màu đỏ, trắng. Khám phải so sánh
với bên lợi đối diện của cung hàm bên lành.
- Có nhìn thấy lỗ
sâu không
- Có cao răng
không, Cao răng màu gì? Nếu cao răng màu vàng – cao răng nước bọt. Nếu cao răng
màu đen, thường là ở mép lợi - Do bị chảy máu lợi. Nếu cao răng đen ở thân
răng thì thường do nhiễm màu cao răng từ thức ăn, thuốc lá…
- Có mất răng
không, răng nào, vùng nào
Trên lợi hay dưới lợi.
2.2. Thăm khám bằng
dụng cụ:
Dùng thám trâm: Rà tìm lỗ sâu, lỗ sâu có điểm hở tủy không,
không được dùng thám trâm thăm vào đáy lỗ sâu vì sẽ rất đau khi chạm vào điểm hở
tủy.
- Nếu có lỗ sâu thì
ở răng nào? Mặt nào của răng? Kích thước lỗ sâu bao nhiêu mm, đo chiều
sâu/dài/rộng?
- Thăm đáy lỗ sâu bằng
nạo ngà: dùng nạo ngà nạo kiểm tra đáy lỗ sâu xem mềm hay cứng, có đau/ buốt
không, có chảy máu? Phối hợp với nhìn xem có điểm hở tủy không?
- Răng có lung lay?
Dùng hai ngón tay kẹp vào thân răng để kiểm tra lung lay, hoặc dùng kẹp. Kiểm
tra lung lay theo chiều ngoài trong và trên dưới. lung lay độ mấy , biên độ
lung lay bao nhiêu mm? 1mm, 2mm, > 2mm. Lung lay chiều trên dưới (dọc)? Khi
lung lay có đau không?
- Nguyên tắc khám
răng bị sâu (bệnh) trước rồi khám đến các răng còn lại sau. Các răng còn lại được
khám lần lượt từ cung I đến cung IV
- Răng có bị lung
lay?
- Phân loại mức độ lung lay
2.3. Gõ răng:
- Dùng cán gương gõ
vào răng, lực gõ nhẹ (25N), 2 cách gõ là ngang và dọc.
- Nguyên tắc gõ: Gõ từ răng lành đến răng
bệnh. Gõ có đau hay không?
- Có thể dùng lực ấn
tay, xem có đau không? Nếu ấn tay mà đau thì không cần phải gõ (vì khi đó gõ chắc
chắn BN sẽ đau).
- Kiểm tra vùng lợi
phía môi/ má và phía lưỡi. Dùng tay sờ/ miết nhẹ có đau không.
2.4. Thử tủy:
Thử nhiệt – thử điện – Thử cơ học
Chúng ta chủ yếu dùng thử nhiệt (nóng hoặc lạnh).
Mục đích: kiếm tra xem tủy còn sống hay đã chết (hoại tử).
- Dùng Gutta nóng
chảy hoặc đá lạnh:
Dùng kẹp hơ nóng, thử từ răng lành – đến răng bệnh
Thử ở cổ răng (mặt ngoài, không chạm lợi)
Nếu không có cảm giác thì thử ở miệng lỗ sâu, không có cảm
giác thử ở đáy lỗ sâu.
- Thử cơ học:
Nếu biệt pháp dùng Gutta/đá lạnh không có kết quả thì dùng
cơ học
+ Dùng đầu siêu âm tìm cảm giác theo thứ tự: Cổ răng- Lỗ sâu
+ Dùng khoan thử.
2.5. X quang:
- Phát hiện lỗ sâu
mặt bên? Mức độ sâu, vị trí trên hay dưới lợi.
- Đáy có sát tủy
không, cụ thể bao nhiêu mm?
- Vùng chóp răng có
tổn thương không, có u hạt, nang? Tổn thương của u hạt hoặc nang trên phim biểu
hiện hình sáng, tròn hoặc bầu dục. U hạt thường có ranh giới không rõ, nang thường
có ranh giới rõ.
- Răng có gãy chân?
Chân răng cong hay thẳng? có sát đáy xoang hàm? Có sát ống thần kinh răng dưới?
có sát lỗ cằm không?
- Vùng dây chằng
quanh răng? Sáng, giãn rộng khi bị viêm.
- Phim sử dụng –
phim cận chóp.
- Buồng tủy rộng
hay hẹp, sừng tủy cao hay thấp. Ống tủy nhìn có rõ không hay bị canxi hóa.
B. Chẩn đoán:
Sau khi có các triệu chứng ở phần A thì cần đưa ra chẩn đoán
là gì?
Các bệnh lý hay gặp (Các điều dưỡng nha khoa cần chú ý khai
thác):
1. Sâu răng: S2 hay
S3?
2. Viêm tủy không hồi
phục
3. Tủy hoại tử (tủy
chết)
4. Viêm quanh cuống
răng, C1,C2, C3
5. Viêm lợi phì đại
6. Viêm quanh răng
7. Mất răng
8. Viêm khớp thái
dương hàm.
Ngoài ra còn có nhiều các bệnh lý khác, tuy nhiên không đưa
ra trong bài này vì giới hạn trong mục tiêu đào tạo.