[giaban]Tư vấn[/giaban]
[tomtat]
- Mã sản phẩm: Tư vấn
[/tomtat]
[kythuat]
1. Ba nguyên tắc đạo đức chính trong điều lệ là gì?
1. Từ tâm: đối xử tốt hoặc làm tốt công việc.
2. Tính độc lập: tôn trọng quyền tự do quyết định cho chính bản thân bệnh nhân.
3. Công lý: tính công bằng và bình đẳng.
2. Từ tâm trong điều trị nha khoa là gì?
Bác sĩ nha khoa có bổn phận phải:
1. Phục vụ với chất lượng tốt nhất có thể. Điều này có nghĩa là phải trau dồi nghiệp vụ, nâng cao kiến thức và phát triển nghề nghiệp.
2. Giữ gìn cho răng lành mạnh, trừ khi sự giữ gìn răng này gây thương tổn đến sự lành mạnh của những răng khác.
3. Tham gia vào các sinh hoạt, lĩnh vực có liên quan đến pháp y hay y tế công cộng.
3. Nguyên tắc tôn trọng tự do của bệnh nhân là thế nào?
Nguyên tắc này yêu cầu phải tôn trọng quyền của bệnh nhân trong việc giữ bí mật riêng, bảo đảm sự ưng thuận tự giác của bệnh nhân trong các công việc chẩn đoán và điều trị, và phải trung thực với bệnh nhân. Bác sĩ nha khoa nên giải thích rõ với bệnh nhân để cho họ có thể tự quyết định về việc chăm sóc sức khỏe cho họ. Bác sĩ nha khoa có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ mà bệnh nhân đã hợp đồng.
4. Nguyên tắc công lý là gì?
Cá nhân người bác sĩ nha khoa nói riêng, và toàn bộ ngành nha nói chung, bắt buộc phải công bằng và bình đẳng trong công tác điều trị. Sự tự chế là một trong những nguyên lý đầu tiên trong bổn phận này, cũng như việc phải có trách nhiệm chú ý đến bất kỳ sự bất công nào trong cộng đồng về việc phân bố các tiềm năng của xã hội, để cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
5. Tham khảo các nguyên tắc đạo đức nói trên, áp dụng để lấy quyết định trong các trường hợp sau đây:
1. Một bệnh nhân 29 tuổi với vệ sinh răng miệng rất kém và sâu răng nhiều, yêu cầu nha sĩ nhổ và làm răng giả toàn hàm. Khám tổng quát cho thấy bệnh nhân có một mô nha chu lành mạnh và các răng sâu có thể phục hồi được. Người nha sĩ sẽ xử lý cách nào đúng nhất cho trường bệnh nhân không quan tâm đến việc giữ lại những răng không có biểu hiện bệnh lý này?
Sự tôn trọng quyền tự quyết và làm theo của bệnh nhân được đánh giá và nhận định như đi ngược lại bổn phận của bác sĩ nha khoa trong việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng nhất. Sau khi vạch ra toàn bộ các ảnh hưởng lâu dài của việc mất răng toàn hàm, cũng như giá thành và lợi ích của việc giữ gìn răng, sự đánh giá mức độ hợp tác của bệnh nhân là điều quan trọng nhất. Giữ gìn răng chỉ để sau này bị thất bại, với tình trạng răng hư nát do bệnh nhân không quan tâm và bệnh nhân không quyết tâm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt sẽ là một yếu tố cần được cân nhắc cẩn thận trước khi chọn lựa phương pháp điều trị.
a. Một bệnh nhân từ chối chụp X-Quang kiểm tra răng của mình. Phải làm thế nào?
Bác sĩ nha khoa chỉ trông cậy vào sự ưng thuận tự giác của bệnh nhân về các rủi ro và lợi ích của việc khám không đầy đủ và hậu quả có thể có của quyết định này. Sự tôn trọng quyền lựa chọn của bệnh nhân chiếm ưu thế ( khái niệm tính độc lập ), ngay cả khi tôn trọng này dẫn đến tình trạng người nha sĩ bắt buộc không được can thiệp vào sự lựa chọn của bệnh nhân.
b. Một thiếu niên có một sang thương được ghi rõ là do các bệnh nhân truyền nhiễm qua đường tình dục, yêu cầu không được cho ai biết kể cả phụ huynh của cậu ta. Căn bản đạo lý được nhận định như thế nào?
Quyền tự quyết và tôn trọng đời tư của bệnh nhân lại không quan trọng bằng đạo luật bảo vệ sức khỏe chung. Bác sĩ được yêu cầu.
c. Một bệnh nhân yêu cầu thay toàn bộ các chất trám Amalgam. Đây có phải là một vấn đề đạo đức hay không?
Việc thay thế các miếng trám amalgam theo yêu cầu không trái với đạo lý. Có thể xem như thiếu thành thật và trái đạo đức, nếu nha sĩ hứa hẹn sức khỏe chung của bệnh nhân có thể tốt hơn, hoặc bệnh nhân sẽ thoát được những độc tố trong cơ thể nếu thay thế các chất trám Amalgam này. Việc làm được xem là phi đạo đức khi ta qui cho bất kỳ bệnh trạng nào đều do sử dụng Amalgam. Bởi vì không có bằng chứng nào chứng tỏ sự liên hệ nhân quả giữa bệnh tật và việc sử dụng Amalgam cũng không giúp đỡ phục hồi điều trị bất kỳ một bệnh trạng nào của cơ thể cả.
6. Bác sĩ nha khoa có quyền từ chối điều trị cho một bệnh nhân nào không?
Là phi đạo đức khi bác sĩ nha khoa từ chối điều trị cho bệnh nhân vì lý do chủng tộc, tín ngưỡng, màu da, giới tính hoặc do nguồn gốc quốc gia hay do bệnh nhân đã bị AIDS hoặc nhiễm HIV.
Bác sĩ nha khoa phải quyết định điều trị và chuyển bệnh, trên cơ sở giống như đối với bất kỳ bệnh nhân nào. Quyết định này chỉ nên đặt trên cơ sở một nha sĩ có nhu cầu chuyển bệnh nhân đến một đồng nghiệp khác với tay nghề, kiến thức, dụng cụ hoặc kinh nghiệm phục vụ tốt hơn cho sức khỏe của bệnh nhân.
7. Bác sĩ nha khoa có thể thông báo thông tin về một bệnh nhân nhiễm HIV cho bác sĩ nha khoa khác khi chuyển bệnh hay không?
Điều luật về sự bảo vệ bí mật hồ sơ của bệnh nhân, và đặc biệt đối với trường hợp bệnh nhiễm HIV dương tính không thống nhất trong các tiểu bang. Đôi khi, việc cung cấp thông tin mà không kèm theo bản cho phép viết tay của bệnh nhân có thể bị cấm. Như một qui ước, bác sĩ nha khoa nên cố gắng động viên bệnh nhân viết giấy cho phép trước khi thông tin cho một bác sĩ nha khoa khác lúc chuyển bệnh.
8. Một bác sĩ nha khoa có thể tính thù lao khác nhau tùy theo bệnh không?
Có thể được xem như trái đạo lý khi người bác sĩ nha khoa tăng thù lao chỉ vì bệnh nhân có bảo hiểm tốt hơn. Tuy nhiên thù lao có tăng hoặc giảm tùy theo kế hoạch điều trị và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, mà không liên quan đến hình thức thanh toán.
9. Tiêu chuẩn nào quy định việc quảng cáo của bác sĩ nha khoa?
Quảng cáo có thể được cho phép khi những thông tin trung thực và không dẫn đến hiểu nhầm. Được xem là vi phạm hiện hành trong trường hợp một bác sĩ nha khoa can thiệp vào các chuyên khoa khác hay người đó đưa ra những chức vụ không có cơ sở trên bằng cấp chính thức, hay dựa trên những bằng cấp nằm ngoài lĩnh vực y khoa, để nâng cao uy tính cá nhân, hoặc dùng yếu tố "điều trị bảo đảm không gây bệnh HIV" để lôi cuốn bệnh nhân mà không truyền đạt đầy đủ những thông tin làm sáng tỏ những bằng chứng khoa học của lập luận này.
10. Ai là người có trách nhiệm trong việc thực hiện sự phòng bệnh duy trì?
Chính bệnh nhân là người có trách nhiệm về việc điều trị dự phòng của chính mình. Nha sĩ chỉ là người có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin và biện pháp chăm sóc ( nghĩa là nhắc nhở và điều trị dự phòng), nhưng cuối cùng bệnh nhân phải chịu trách nhiệm nhiều nhất trong việc duy trì sức khỏe răng miệng của họ.
11. Người nha sĩ có thể chấp nhận lấy tiền thù lao toàn bộ từ một công ty bảo hiểm nha khoa như một chi phí đầy đủ cho việc chữa trị và không yêu cầu phần chi trả của bệnh nhân không?
Làm như vậy được xem như " làm hóa đơn quá giá" và từ đó việc thu tiền chỉ tập trung vào cơ quan thứ ba, việc nha sĩ không tiết lộ toàn bộ chi phí thật sự cho công ty bảo hiểm biết là điều trái phép.
12. Thế nào là " làm hóa đơn quá giá" ?
"Làm hóa đơn quá giá " là khai giá cao hơn là chi phí thật sự. Ví dụ: trường hợp bệnh nhân chi trả một giá và nha sĩ lập hóa đơn cao hơn công ty bảo hiểm để tránh cho bệnh nhân không phải trả phần của mình.
13. Đổi ngày điều trị thực tế trên tờ khai bảo hiểm để cho bệnh nhân được bồi thường trong trường hợp đáng lẽ người đó không có quyền hưởng phúc lợi nha khoa thì có đúng không?
Việc khai sớm hơn ngày điều trị thực sự ( có nghĩa là ngày điều trị bệnh nhân không nằn trong khoảng thời gian bảo hiểm có hiệu lực) được xem như một việc làm trái phép, khai báo không trung thực đối với cơ quan thanh toán thứ ba.
14. Văn bản chuyên khoa có thể được thông báo như thế nào ? Các tiêu chuẩn quy định vấn đề này ra sao?
Để cho phép công chúng được chọn lựa một cách sáng suốt giữa những Nha sĩ đã qua những quá trình đào tạo sau đại học được công nhận, việc công bố bằng chuyên khoa được cho phép.
Các lĩnh vực chuyên khoa được công nhận bởi Hiệp hội nha khoa Mỹ là: Nha khoa Công cộng, Nội Nha, Bệnh lý miệng, Chỉnh nha, Implant, Phẫu thuật vùng miệng, Nha chu và Phục hình.
Một vài thông báo chuyên khoa phải ghi là " chuyên khoa về..." hay " điều trị chuyên về..." trong lĩnh vực tương ứng.
Các nha sĩ thông báo như vậy phải có một trình độ học vấn tương ứng theo yêu cầu về chuyên khoa của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ.
Để cho phép công chúng được chọn lựa một cách sáng suốt giữa những Nha sĩ đã qua những quá trình đào tạo sau đại học được công nhận, việc công bố bằng chuyên khoa được cho phép.
Các lĩnh vực chuyên khoa được công nhận bởi Hiệp hội nha khoa Mỹ là: Nha khoa Công cộng, Nội Nha, Bệnh lý miệng, Chỉnh nha, Implant, Phẫu thuật vùng miệng, Nha chu và Phục hình.
Một vài thông báo chuyên khoa phải ghi là " chuyên khoa về..." hay " điều trị chuyên về..." trong lĩnh vực tương ứng.
Các nha sĩ thông báo như vậy phải có một trình độ học vấn tương ứng theo yêu cầu về chuyên khoa của Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ.
15. Thế nào là quy định về việc xưng danh của một nha sĩ ?
Bởi vì tên của người nha sĩ có thể là một yếu tố chọn lựa đối với bệnh nhân, cho nên việc công bố tên nha sĩ không được gây ra bất cứ một hiểu lầm nào. Tên của người nha sĩ không còn cộng tác với phòng mạch chỉ có thể giữ lại công bố trong vòng một năm.
Bởi vì tên của người nha sĩ có thể là một yếu tố chọn lựa đối với bệnh nhân, cho nên việc công bố tên nha sĩ không được gây ra bất cứ một hiểu lầm nào. Tên của người nha sĩ không còn cộng tác với phòng mạch chỉ có thể giữ lại công bố trong vòng một năm.
16. Có những quy định nào về việc lạm dụng rượu hay chất hóa học đối với nha sĩ ?
Việc nha sĩ hành nghề trong tình trạng lạm dụng rượu hay chất hóa học khác có thể ảnh hưởng đến kỹ năng điều trị là một việc trái đạo đức. Tất cả các nha sĩ đều có trách nhiệm thuyết phục những đồng nghiệp của mình đang trong tình trạng này đi chữa trị, và báo cáo lên ủy ban có chức năng trong lĩnh vực này của giới nha khi có bằng chứng đồng nghiệp mình bị nghiện. Uỷ ban này sẽ có trách nhiệm báo cáo những người không tuân thủ quy định lên cơ quan xét duyệt giấy phép hành nghề.
17. Nha sĩ có được quyền lấy danh nghĩa bệnh viện, Trường học hay cơ quan tổ chức nào đó để quảng cáo về phòng mạch của mình không?
Nha sĩ chỉ được phép giới thiệu, quảng cáo ngay tại cơ sở, cơ quan làm việc của mình. Chẳng hạn khi ở phòng mạch hay ở bệnh viện không được dùng chức danh giảng viên của một trường nha khoa nơi nha sĩ đó công tác để giới thiệu trước công chúng hoặc không được dùng chức danh bệnh viện vào phòng mạch riêng của mình, nếu nha sĩ lạm dụng hoặc sử dụng sai chức danh là vi phạm pháp luật.
Việc nha sĩ hành nghề trong tình trạng lạm dụng rượu hay chất hóa học khác có thể ảnh hưởng đến kỹ năng điều trị là một việc trái đạo đức. Tất cả các nha sĩ đều có trách nhiệm thuyết phục những đồng nghiệp của mình đang trong tình trạng này đi chữa trị, và báo cáo lên ủy ban có chức năng trong lĩnh vực này của giới nha khi có bằng chứng đồng nghiệp mình bị nghiện. Uỷ ban này sẽ có trách nhiệm báo cáo những người không tuân thủ quy định lên cơ quan xét duyệt giấy phép hành nghề.
17. Nha sĩ có được quyền lấy danh nghĩa bệnh viện, Trường học hay cơ quan tổ chức nào đó để quảng cáo về phòng mạch của mình không?
Nha sĩ chỉ được phép giới thiệu, quảng cáo ngay tại cơ sở, cơ quan làm việc của mình. Chẳng hạn khi ở phòng mạch hay ở bệnh viện không được dùng chức danh giảng viên của một trường nha khoa nơi nha sĩ đó công tác để giới thiệu trước công chúng hoặc không được dùng chức danh bệnh viện vào phòng mạch riêng của mình, nếu nha sĩ lạm dụng hoặc sử dụng sai chức danh là vi phạm pháp luật.
|
[/kythuat]